Siêu Âm Tĩnh Mạch Chi Dưới Là Gì? Khi Nào Cần Siêu Âm Tĩnh Mạch Chi Dưới

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán nhiều tổn thương bệnh lý tại các tĩnh mạch chi dưới. Siêu âm để phát hiện và đánh giá mức độ hẹp của động mạch chi dưới, xem thử động mạch chủ có hẹp không hay do chứng xơ vữa. Qua đó đánh giá mức độ suy giãn tĩnh mạch để đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp. Cùng Dr. Hoa siêu âm tìm hiểu nào!

1. Siêu âm tĩnh mạch chi dưới là gì?

Siêu âm là những phương pháp chẩn đoán bệnh lý bằng cách sử dụng đầu dò phát sóng siêu âm tần số cao để ghi lại hình ảnh trực tiếp bên trong cơ thể, sau đó phản xạ trở lại và thể hiện thông qua hình ảnh y khoa để cho ra kết quả trực quan nhất.

Thật vậy, kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới được ứng dụng trong việc hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về tĩnh mạch chi dưới vì nó có thể phát hiện các tổn thương mà bệnh lý gây ra. Khi sử dụng kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới, bác sĩ có thể quan sát mạch máu và phát hiện các tổn thương một cách tương đối chính xác, thông qua siêu âm doppler màu. Siêu âm là phương pháp dễ thực hiện, quá trình siêu âm diễn ra nhanh chóng, chỉ trong 30 – 50 phút, không sử dụng tia bức xạ, không đau, không gây hại cho người bệnh.

Kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới

2. Nên siêu âm tầm soát suy giãn tĩnh mạch chi dưới khi nào?

Khi phát hiện những dấu hiệu sau bạn nên đi siêu âm kiểm tra tĩnh mạch chi dưới ngay:

  • Thiếu máu chi cấp tính: là do huyết khối, gây ra sự thiếu máu nuôi đến các cơ chi dưới.
  • Đau cách hồi: là một triệu chứng thường gặp, đau do thiếu máu cơ lặp lại. Nguyên nhân đau cách hồi là do máu cung cấp không đủ, thường đau khi người bệnh gắng sức đi lại và giảm khi người bệnh thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Đau khi nghỉ ngơi: là tình trạng thiếu máu trầm trọng dẫn đến các vết thương ở ngón chân rất khó lành, tình trạng này có thể lở loét và dẫn đến hoại tử.
  • Biểu hiện của triệu chứng là đau, liệt, mất cảm giác, tím tái và không tìm thấy mạch.
  • Chỉ số huyết áp tâm thu đo được giữa cánh tay và cổ chân chênh lệch khá nhiều.
  • Có dấu hiệu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch.
  • Mắc chứng suy giãn các tĩnh mạch nông.
  • Bị chấn thương, các bệnh ác tính, béo phì, sưng chân, phù chân…

3. Các kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới.

Các tĩnh mạch nông:

  • Gồm: tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch hiển bé.
  • Siêu âm doppler màu kết hợp siêu âm doppler xung, phổ doppler thu được để đánh giá chức năng van trong tĩnh mạch.

Các tĩnh mạch sâu:

  • Các tĩnh mạch sâu gồm: tĩnh mạch chậu, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày trước, tĩnh mạch chày sau và tĩnh mạch mác.
  • Tư thế người bệnh thường là đứng trên bục chuyên dụng để máu dồn xuống trong lúc siêu âm tĩnh mạch cho ra kết quả chính xác.
  • Siêu âm tĩnh mạch kết hợp các nghiệm pháp đánh giá động học: đè ép đầu dò đảm bảo không có huyết khối trong lòng mạch, bóp cơ bắp chân…

Các tĩnh mạch xiên:

  • Có hơn 150 tĩnh mạch xiên, đa phần có kích thước nhỏ nên không thể khảo sát hết được.
  • Kỹ thuật được thực hiện ở tư thế người bệnh đứng trên bục chuyên dụng và tại vị trí các tĩnh mạch có hiện tượng suy giãn.

4. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới cần siêu âm kiểm tra tĩnh mạch chi dưới.

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu khiến huyết động bị biến đổi và các tổ chức mô xung quanh bị biến dạng.

  • Những phụ nữ mang thai, sanh đẻ nhiều hay người thừa cân béo phì, sử dụng thuốc ngừa thai, ít vận động, sử dụng các chất kích thích và có chế độ ăn ít chất xơ… sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Tư thế làm việc và chế độ sinh hoạt không phù hợp: Khi phải đứng hoặc ngồi một chỗ lâu, ít vận động hay mang vác quá nặng… làm cho máu bị dồn xuống gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hai chân. Nếu hiện tượng này kéo dài thì sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều dẫn đến ứ máu ở hai chân.
  • Môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn khi người bệnh phải đứng hoặc ngồi quá lâu.
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Đặt lịch siêu âm tĩnh mạch chi dưới, quý khách vui lòng liên hệ:

PHÒNG SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN

https://drhoasieuam.com/khi-nao-can-sieu-am-tinh-mach-chi-duoi/?feed_id=405&_unique_id=66799b891ba11

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Siêu Âm Sản Phụ Khoa Là Gì? Tìm Hiểu Về Siêu Âm Sản Phụ Khoa.

Đa Polyp Túi Mật Là Bệnh Gì? Phương Pháp Chẩn Đoán

Siêu Âm Bụng Tổng Quát Là Gì?