Siêu Âm Tuyến Giáp Những Điều Cần Biết
Siêu âm tuyến giáp là phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để ghi nhận hình ảnh của tuyến giáp ở vùng trước cổ. Tuyến giáp là bộ phận có nhiều bệnh lý, đặc biệt đối với phụ nữ. Vì vậy siêu âm tầm soát tuyến giáp là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy cùng Dr. Hoa tìm hiểu nhé!
1. Siêu âm tuyến giáp là gì?
Siêu âm tuyến giáp là kỹ thuật sử dụng sóng âm tần số cao, bác sĩ sử dụng đầu dò siêu âm đặt ở vùng trước cổ, sau đó sẽ phản âm trở lại, cung cấp hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất của tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở vùng cổ.
Tuyến giáp tương đối nhạy cảm, khi siêu âm có thể phát hiện ra nhiều nốt mà người bệnh không tự cảm nhận được. Thông thường những người có u tuyến giáp đa số là lành tính và sẽ không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên có một tỷ lệ rất nhỏ trong số đó là có bệnh lý ác tính.
2. Lợi ích của việc siêu âm tầm soát ung thư tuyến giáp?
Siêu âm tầm soát ung thư tuyến giáp giúp chúng ta khảo sát một số đặc điểm sau:
- Siêu âm sàng lọc bệnh về tuyến giáp nhằm tìm kiếm các khối u ở cổ, những khối u được phát sinh từ tuyến giáp hay một cấu trúc lân cận khác.
- Siêu âm ở vùng cổ để tìm thêm nếu có các nốt khác ở khu vực tuyến giáp với những bệnh nhân đã có u hoặc nốt bất thường ở tuyến giáp trước đó được nhìn thấy, cảm nhận thấy được khi tiến hành khám lâm sàng.
- Kĩ thuật siêu âm tuyến giáp phân tích sự xuất hiện của những nhân giáp và sau đó xác định xem đây là những nốt lành tính hay là cần phải làm xét nghiệm tế bào.
- Siêu âm sàng lọc bệnh về tuyến giáp nhằm theo dõi mức độ phát triển của u tuyến giáp.
- Khi tuyến giáp hoạt động không đúng cách hoặc sự xuất hiện các nốt nhân bất thường có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe, bao gồm tinh thần nóng nảy, sụt cân, lo âu, hoặc tăng cân, mệt mỏi, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Những nốt bất thường này thường phát triển âm thầm mà không biểu hiện ra ngoài.
- Siêu âm đánh giá phân loại nhân giáp.
- Siêu âm tìm bướu cổ…
3. Khi nào nên đi siêu âm giáp?
Gặp những dấu hiệu sau, bạn đi siêu âm tuyến giáp ngay:
3.1 Nổi hạch ở cổ, sưng cổ
Các bệnh lý tuyến giáp nói chung và các bệnh về viêm giáp, bướu giáp nói riêng luôn luôn có biểu hiện kèm theo là nổi hạch ở cổ hoặc là sưng cổ. Hạch có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cổ, nhưng thường nằm ở vùng trước cổ, một bên hoặc hai bên. Kích thước của hạch cổ thường nhỏ, nhưng nếu để lâu, hạch có thể to lên và gây ra cảm giác đau hoặc gây khó chịu.
3.2 Rụng tóc và da yếu đi
Là nơi sản xuất hormone tăng trưởng, tuyến giáp chịu trách nhiệm về sự phát triển của tóc, móng và da. Nên khi tuyến giáp hoạt động không đúng cách, các mô này sẽ bị thay đổi. Bệnh nhân sẽ bị rụng tóc, đồng thời da cũng trở nên khô và mất độ ẩm.
3.3 Đau cơ khớp, viêm cánh tay
Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone có thể gây ra hiện tượng đau cơ khớp, viêm cánh tay. Những bệnh nhân mắc chứng cường giáp thì hay bị cứng khớp, đồng thời các chi cũng khó phối hợp nhịp nhàng với nhau.
3.4 Kinh nguyệt không đều ở nữ giới, có thể giảm ham muốn
Bệnh lý về tuyến giáp cũng ảnh hưởng rất lớn tới kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng ở nữ giới, có trường hợp các bệnh lý về tuyến giáp có thể dẫn đến vô sinh. Vấn đề này có thể làm giảm khả năng sinh sản.Các bệnh lý về tuyến giáp phát triển được một thời gian dài thì sẽ làm cơ thể mất cân bằng nội tiết tố estrogen. Một khi nội tiết tố này không ổn định thì người bệnh sẽ dần bị giảm ham muốn.
3.5 Những vấn đề về đường ruột cũng có thể xảy ra
Những người bị bệnh suy giáp thường hay bị táo bón, còn đối với bệnh cường giáp thì sẽ bị đau bụng hay bị tiêu chảy.
3.6 Huyết áp cao
Hormone từ tuyến giáp còn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch, lượng hormone tiết ra thất thường sẽ dẫn đến tình trạng tăng giảm nhịp tim đột ngột và giảm sức bơm của máu. Vậy nên khi có dấu hiệu huyết áp thất thường thì bạn có thể nghĩ đến các bệnh lý về tuyến giáp và bạn nên đi siêu âm tuyến giáp ngay.
3.7 Trầm cảm, mệt mỏi
Với bệnh lý cường giáp người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, lãnh cảm…Khi hormone suy giảm ở những người mắc bệnh lý về tuyến giáp, thì các cơ sẽ không được kích thích để hoạt động, gây ra tình trạng mệt mỏi như không còn sức lực. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho bệnh tình của bệnh nhân ngày càng trở nên nặng hơn và khi không xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh thì việc điều trị sẽ không hiệu quả.
3.8 Cân nặng thay đổi thất thường
Người bị suy giáp thì không có cảm giác muốn ăn nhưng lại tăng cân thất thường. Người bị cường giáp thì lại có cảm giác đói, ăn nhiều nhưng không tăng cân.
Nhận xét
Đăng nhận xét